2011/12/12

Coca – Pepsi: Cuộc chiến vượt ra ngoài vũ trụ


Coca – Pepsi: Cuộc chiến vượt ra ngoài vũ trụCuộc đối đầu giữa Coca-Cola và Pepsi giống như một câu chuyện huyền thoại. Hai thương hiệu lớn đã đấu đá nhau suốt hơn một thập kỉ, dù có những lúc phần thắng dương như nghiêng về Pepsi hồi những năm 1975 khi Coca-Cola gần như thất bại hoàn toàn với công thức mới New Coke.
LTS: Giữa hai đại gia trong ngành soft drink này luôn có đối đầu nhau trong bất cứ vùng miền hay lĩnh vực, sản phẩm nào. Sự cạnh tranh và xây dựng hình ảnh trong suốt 1 thế kỷ qua giữa hai tên tuổi này đáng được ghi lại thành sách giáo khoa Marketing.
VEF.VN nhìn lại cuộc chiến Coca-Pepsi như phần mở đầu cho loạt bài hồ sơ doanh nghiệp thế giới.

Phần 1:  Cuộc chiến thế kỷ

Dù là trên đất nước nghèo nhất hay giàu nhất thế giới thì hai thứ nước uống Coke (của công ty Coca – cola) và Pepsi đều hiện hữu ở đó. Vậy nên, cuộc cạnh tranh ngôi vị số một của hai đối thủ dường như không biết đến bao giờ mới kết thúc.
Theo Tạp chí Tiêu dùng nổi tiếng nước Mỹ Consumer Reports, trong những năm 1970, sự ganh đua của Coke và Pepsi đã bắt đầu trở nên nóng hơn, thể hiện ngay trong chiến dịch quảng cáo Pepsi Challenge đã gây được tiếng vang lớn khi họ khẳng định nước uống Pepsi sử dụng nhiều dầu chanh và ít dầu cam hơn so với Coke. Vì thế mà doanh số bán hàng của thương hiệu Pepsi tăng vọt.
Đến năm 1985, Coca-cola quyết định “trả miếng” và thay đổi công thức chế biến của mình để đáp trả chiến dịch Pepsi Challenge. Tuy nhiên, phản hồi không tốt của người tiêu dùng khiến Coca-cola buộc phải quay trở lại công thức Coke quen thuộc.
Đến năm 2008, thông báo của Beverage Digest’s về thị phần trên thị trường nước uống có ga, trong đó Pepsi chiếm 30,8% và Coke sở hữu tới 42,7%.
Và cuộc chiến không chỉ dừng lại ở việc phát triển sản phẩm, mà đôi khi còn mang tính đả kích cá nhân thông qua những chiến dịch quảng cáo rất nổi tiếng. Đầu năm nay, Pepsi lại đả kích những biểu tượng nổi tiếng của Coke: Gấu bắc cực và Ông già Noel bằng chiến dịch quảng cáo “Summer time is Pepsi time”.
Cuộc chiến giữa hai thương hiệu này còn vượt ra ngoài… vũ trụ và tạo sóng gió trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Tại sao quan hệ giữa Coke và Pepsi lại đến nỗi này?
Câu chuyện bắt đầu từ năm 1886, khi John. S. Pemberton viết công thức đầu tiên cho Coke. Công thức như sau:
Coca Pepsi 17 Coca   Pepsi: Cuộc chiến vượt ra ngoài vũ trụ
13 năm sau, dược sĩ Caleb Bradham viết công thức Pepsi-Cola:
Coca Pepsi 1 Coca   Pepsi: Cuộc chiến vượt ra ngoài vũ trụ
Coca-Cola đã bán được cả triệu galông mỗi năm vào thời điểm Pepsi xuất hiện:
Coca Pepsi 2 Coca   Pepsi: Cuộc chiến vượt ra ngoài vũ trụ
Coke hình thành dáng chai kinh điển, mời các tên tuổi lớn về quảng cáo và mở rộng sang châu Âu. Trong khi đó, Pepsi phá sản do Thế chiến I:
Coca Pepsi 3 Coca   Pepsi: Cuộc chiến vượt ra ngoài vũ trụ
8 năm sau Pepsi lại tiếp tục phá sản, nhưng lần này hãng đã bật lên được:
Coca Pepsi 4 Coca   Pepsi: Cuộc chiến vượt ra ngoài vũ trụ
Trong Thế chiến II, Pepsi bắt đầu thúc đẩy quảng cáo và bán đồ uống trong lon:
Coca Pepsi 5 Coca   Pepsi: Cuộc chiến vượt ra ngoài vũ trụ
Những năm 50, quảng cáo của Cokes bắt đầu xuất hiện trên TV, còn Pepsi thì thay đổi hình ảnh để theo kịp cuộc đua:
Coca Pepsi 6 Coca   Pepsi: Cuộc chiến vượt ra ngoài vũ trụ
Coke quyết định cổ phần hóa năm 1962, ngay sau khi cho ra mắt sản phẩm mới Sprite – đây có thể coi là thương hiệu thành công nhất của hãng:
Coca Pepsi 7 Coca   Pepsi: Cuộc chiến vượt ra ngoài vũ trụ
Pepsi sáp nhập với Frito Lay giữa những năm 60 và trở thành PepsiCo, chuẩn bị cho cuộc chiến trường kì đến tận hôm nay. Đồ uống cho người ăn kiêng ra đời, tạo ra một phân khúc thị trường nước có ga hoàn toàn mới:


Coca Pepsi 8 Coca   Pepsi: Cuộc chiến vượt ra ngoài vũ trụ
Dưới đây là biểu đồ giá trị cổ phiếu của hai thương hiệu qua nhiều năm. Cuộc “đột nhập” thành công của Pepsi vào ngành kinh doanh đồ ăn vặt thông qua Frito Lay đã giúp hãng này rõ rệt, đặc biệt là trong thập kỉ trước. Trong khi đó, Coke vẫn bám chặt lấy ngành đồ uống:
Coca Pepsi 9 Coca   Pepsi: Cuộc chiến vượt ra ngoài vũ trụ
Dưới đây là những thương hiệu nổi tiếng nhất của Coke – 15 trong số này đã đạt mức doanh thu bán lẻ 1 tỷ USD hoặc hơn:
Coca Pepsi 10 Coca   Pepsi: Cuộc chiến vượt ra ngoài vũ trụ
Tuy các thương hiệu đồ uống của Pepsi không thể mạnh bằng, ngành kinh doanh đồ ăn vặt của hãng lại khá phát đạt:
Coca Pepsi 11 Coca   Pepsi: Cuộc chiến vượt ra ngoài vũ trụ
Coke dẫn trước Pepsi khá nhiều trong thị phần trên thị trường cola, nhưng Pepsi thu được nhiều tiền hơn nhờ kinh doanh đa ngành:
Coca Pepsi 12 Coca   Pepsi: Cuộc chiến vượt ra ngoài vũ trụ
Mỗi thương hiệu có một “đội quân người nổi tiếng” đứng về phía mình. Dưới đây là những gương mặt nổi tiếng quảng cáo cho Coca:
Coca Pepsi 13 Coca   Pepsi: Cuộc chiến vượt ra ngoài vũ trụ
Và Pepsi:
Coca Pepsi 14 Coca   Pepsi: Cuộc chiến vượt ra ngoài vũ trụ
Hai thương hiệu đều thay đổi logo rất nhiều lần. Logo ngày nay của cả hai đều chẳng có nét gì giống logo ban đầu:
Coca Pepsi 16 Coca   Pepsi: Cuộc chiến vượt ra ngoài vũ trụ
Cả hai đều bám lấy thế giới kỹ thuật số khi truyền thông xã hội ngày một phát triển hơn – nhưng Coke có vẻ dẫn trước khá xa:
Coca Pepsi 15 Coca   Pepsi: Cuộc chiến vượt ra ngoài vũ trụ

2011/12/08

Học được gì từ thành công của hệ thống bán lẻ Apple Store

Brandtalk » Để có được những cửa hàng bán lẻ thành công nhất trong lịch sử từ trước đến nay, Apple đã bỏ qua những khái niệm kinh doanh thông thường.
BrandTalk » Value Branding   apple store nyc 610x425 Học được gì từ thành công của hệ thống bán lẻ Apple Store
Một cửa hàng của Apple
Hãy hỏi bất cứ một doanh nhân giàu kinh nghiệm nào về cách tăng doanh thu, và nhiều khả năng bạn sẽ được nghe về những thuật ngữ như “up-sell” (thuyết phục khách hàng mua sản phẩm có giá cao hơn) hay “cross-sell” (thuyết phục khách đã mua hàng mua thêm những mặt hàng liên quan). Nói cách khác, cách làm của họ là khuyến khích khách hàng chi nhiều hơn. Do đó, hẳn bạn sẽ ngạc nhiên khi nghe Ron Johnson, hiện là CEO của hệ thống bán lẻ J.C. Penny, và quan trọng hơn – là người đã xây dựng cho Apple hệ thống bán lẻ thành công như hôm nay – lại không thực sự đánh giá cao những kỹ thuật bán hàng đó. Để có được những cửa hàng bán lẻ thành công nhất trong lịch sử từ trước đến nay, Apple đã không sử dụng khái niệm kinh doanh thông thường.
Trong một bài viết trên Havard Business Review, ông Johnson đã giải thích về những gì ông học được khi xây dựng chuỗi cửa hàng của Apple. Chỉ cần điều chỉnh một chút cho phù hợp với những loại hình kinh doanh khác nhau, những bài học này sẽ rất thực tế và đáng giá đối với mọi doanh nhân.

Quan trọng là trải nghiệm, giá cả không thành vấn đề

Đế chế bán lẻ mà Apple gây dựng nên có số doanh thu/m2 diện tích cửa hàng thậm chí còn vượt qua cả những cửa hàng bán đồ trang sức đắt tiền. Nhưng chuyện đó chẳng quan trọng. Như ông Johnson đã chỉ ra, nhiều hãng bán lẻ lớn khác cũng cung cấp sản phẩm của Apple, thậm chí còn giảm giá. Ví như Amazon có đủ loại sản phẩm của Apple và thường miễn phí tiền thuế cho khách hàng.
Vậy tại sao vẫn có quá nhiều khách hàng đến tận iStore để mua hàng? Đó là vì trải nghiệm. Hãy bắt đầu với thiết kế cửa hàng: cũng như sản phẩm của Apple, thiết kế của iStore quá thu hút. Khách hàng muốn được đặt chân vào một công trình kiến trúc được thiết kế tỉ mỉ và được đắm mình trong không gian đó.
Quan trọng hơn, họ muốn được tiếp xúc với những nhân viên vốn được trả lương chỉ để “xây dựng quan hệ và nỗ lực cản thiện cuộc sống của khách hàng”. Bước chân vào iStore, khách hàng sẽ cảm thấy mong muốn của mình còn được đề cao hơn cả nguyện vọng của doanh nghiệp. Các nhân viên cửa hàng đều rất hiểu biết và được đào tạo bài bản, do đó họ thực sự giúp đỡ được khách hàng.
Do vậy, thách thức đối với các hãng bán lẻ không phải là “Làm sao bắt chước được Apple Store” hay bất kỳ mô hình cửa hàng thành công nào khác, bởi đó không phải vấn đề. Khi thiết kế iPhone, thay vì đặt câu hỏi “Làm sao thiết kế được 1 chiếc điện thoại có thể giành 2% thị phần?”, Steve Jobs đã tự hỏi “Làm sao tái phát minh được điện thoại?”. Tương tự như vậy, các hãng bán lẻ không nên đặt câu hỏi: “Làm sao xây dựng được một cửa hàng đạt doanh thu 15 triệu USD/năm?” mà nên tự hỏi mình “Làm sao tái phát minh được mô hình cửa hàng để cuộc sống của khách hàng thêm phong phú?”
Đó là một thách thức rất lớn, nhất là khi những quan niệm cố hữu của bạn bỗng dưng cần phải thay đổi.

Tự thách thức chính mình

Cải cách không phải là vấn đề riêng của những người điều hành hệ thống bán lẻ. Với doanh nghiệp của mình, bạn hãy đặt câu hỏi nên cải cách thế nào để đưa khách hàng vào vị trí trung tâm nhất. Khái niệm kinh doanh hướng tới khách hàng không phải là mới, chỉ có điều rất hiếm doanh nghiệp thực sự đi theo mô hình này.
Cải cách không dành cho những kẻ yếu tim. Rất có thể doanh nhân sẽ phải tái cấu trúc toàn bộ những gì mà họ vẫn cho rằng mình đã nắm rất rõ. Bạn có thể bỏ qua những chi tiết nhỏ, song phải duy trì những nguyên tắc về cách cư xử với khách hàng và phải tạo ra được những sản phẩm/dịch vụ vượt trội. Bạn nên suy nghĩ xem có cách nào tốt hơn để đạt được những điều này không, thay vì sử dụng những cách thức quen thuộc với bạn cũng như với các doanh nghiệp khác.

Sẵn lòng đầu tư

Thành công không đến với những ai thiếu kiên nhẫn. Khi Apple lần đầu công bố kế hoạch mở cửa hàng bán lẻ, nhiều chuyên gia đã không tin vào khả năng thành công và cho rằng Apple sẽ sớm rút lui. Thành công không bao giờ đến ngay từ khi bắt đầu. Như Johnson đã nói, không có một ai lui tới Genius bar (Genius bar là cách Apple gọi bàn tư vấn kĩ thuật của mình) trong suốt 1 năm trời. Điều này buộc tất cả mọi người, từ nhân viên cửa hàng cho đến CEO Steve Jobs phải suy nghĩ lại. Tuy vậy, Apple vẫn không đóng cửa các cửa hàng bán lẻ, bởi họ biết rằng để gây dựng được sự trung thành mà họ muốn có từ phía khách hàng, họ cần phải được làm việc trực tiếp với khách hàng.
Để đưa doanh nghiệp của bạn về đúng hướng, cần phải có thời gian, sự khéo léo, nỗ lực và cả sự cống hiến. Nhưng kết quả bạn nhận được cũng sẽ rất đáng giá.
(TTVN)

9 động lực thúc đẩy nhân viên


9 động lực thúc đẩy nhân viên

Tiền không phải là lựa chọn duy nhất. Có đến 9 cách khác nhau để bạn “lên dây cót” tinh thần và tạo ra động lực làm việc mạnh mẽ cho nhân viên. Khả năng tạo động lực cho nhân viên là một trong những kỹ năng quan trọng mà bất cứ doanh nhân nào cũng cần phải có.

Hai năm trước, Ilya Pozin nhà sáng lập công ty tư vấn marketing trực tuyến Ciplex năm 17 tuổi phải thuê một giám đốc điều hành dày dạn kinh nghiệm để lèo lái công ty qua giai đoạn khó khăn. Pozin đã nghĩ rằng , trong tình trạng thiếu thốn tài chính trầm trọng, tinh thần làm việc của nhân viên công ty khó mà lạc quan. Tuy nhiên – Josh vị CEO dày dặn kinh nghiệm đã làm được điều kỳ diệu. Không những tái cấu trúc lại văn hóa công ty, ông còn tạo ra một đội ngũ nhân viên làm việc chăm chỉ, say mê vì sự phát triển chung của công ty.

1. Không tiếc những lời khen:

Ai ai cũng thích được khen và đó là một trong những điều đơn giản nhất mà bạn có thể mang lại cho cấp dưới. Thêm vào đó, lời khen ngợi từ giám đốc điều hành sẽ có tác động nhiều hơn bạn nghĩ. Khen ngợi tất cả các cải tiến, thay đổi tích cực của nhân viên đã làm. Vài người chỉ cảm thấy thoải mái khi đưa ra lời khen ngợi riêng với nhân viên. Tuy nhiên, hãy cố gắng khen họ trước mặt mọi người, bạn sẽ cảm nhận được sức mạnh thực sự của lời khen.

2. Loại bỏ vai trò của người quản lý:

Chẳng có dự án nào lại không có quản lý dự án. Nhưng thỉnh thoảng bạn hãy thử loại bỏ vai trò của trưởng nhóm, giám sát để tạo điều kiện cho nhân viên phát huy sự chủ động, sáng tạo của mình. Hãy để mọi người cùng làm việc bình đẳng trong một nhóm. Càng nắm nhiều quyền chủ động, càng chịu nhiều trách nhiệm khiến nhân viên tự giác làm việc chăm chỉ để chứng tỏ năng lực bản thân trong công việc.

3. Biến ý tưởng của bạn thành của mọi người:

Chẳng ai vui vẻ gì khi bị người khác sai khiến. Thay vì yêu cầu nhân viên làm việc này, việc kia; bạn hãy tạo cho mọi người cảm giác rằng họ mới là người quyết định: Anh/ chị thấy sao nếu chúng ta làm thế này?

4. Không chỉ trích hay bắt bẻ:

Không một ai muốn nghe người khác phê bình rằng mình đã làm sai. Đây là một trong những cách nhanh nhất để hạ gục tinh thần của ai đó, mà bạn không hề muốn làm vậy trong giai đoạn khó khăn của công ty. Hãy thử những cách tiếp cận gián tiếp để giúp mọi người cải thiện, học hỏi từ những sai lầm của chính họ và sửa chữa nó. Hãy đặt câu hỏi:” Đây có phải là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này hay chưa? Bạn có ý kiến nào khác không? Sau đó hãy cùng nhân viên thảo luận thẳng thắn để tìm ra giải pháp. Chỉ tay năm ngón chẳng bao giờ có ích.

5. Khiến mỗi nhân viên là một nhà lãnh đạo:

Đánh giá cao những nhân viên xuất sắc nhất và để họ biết rằng, bạn muốn họ trở thành tấm gương cho những người khác. Từ sự công nhận của bạn, mỗi nhân viên xuất sắc sẽ luôn nỗ lực để khẳng định khả năng, vị trí và sức ảnh hưởng của họ trong mắt đồng nghiệp.

6. Mời nhân viên ăn trưa:

Bằng cách lần lượt mời nhân viên ra ngoài ăn trưa, bạn sẽ đem đến niề, vui và sự bất ngờ cho mọi người trong công ty. Đừng thông báo trước về chính sách mới này, hãy chọn ngẫu nhiên một ai đó. Đây là cách đơn giản để nhắc nhở với nhân viên rằng bạn luôn quan tâm đến họ và đánh giá cao đóng góp của họ trong công việc.

7. Công nhận và tặng thưởng:

Tại nhiều công ty, những hoạt động này được phổ biến dưới nhiều hình thức nhưng đôi khi các ông chủ không tận dụng được cơ hội này để khuyến khích tinh thần nhân viên. Chỉ bằng vài việc đơn giản như : Thông báo với mọi người về thành tích của nhân viên xuất sắc nhất tháng, tổ chức các cuộc thi nho nhỏ với phần thưởng ít tốn kém như một bữa tối, phiếu spa, vé xem phim, cúp lưu niệm…

8. Tổ chức các hoạt động tập thể:

Làm việc nhóm luôn khiến mọi thứ hoàn thành tốt hơn. Tổ chức một chuyến pinic hay tiệc sinh nhật tập thể. Đừng đợi đến dịp lễ lạc mới tổ chức các hoạt động chung. Thường xuyên tổ chức những sự kiện này là dịp để để nhắc nhở toàn thể công ty rằng “Tất cả chúng ta là một tập thể đoàn kết”.

9. Chia ngọt sẻ bùi:

Tổ chức tiệc mừng khi công ty đạt doanh số cao, có lãi. Đó là thời điểm mà bạn cần gửi lời cám ơn đến tất cả nhân viên đã lao động chăm chỉ để đem đến thành tựu cho công ty. Hãy cho mọi người thấy bạn sẽ làm gì cho họ nếu họ cống hiến cho công ty. Ngược lại, nếu lâm vào tình cảnh khó khăn thì bạn cũng nên chia sẻ điều này. Thẳng thắn và minh bạch để nhân viên biết rõ tình hình và nỗ lực nâng cao năng suất.

(Doanhnhansaigon)

2011/12/05

PaintBall - Bắn súng sơn


Luật cơ bản của Paintball


1. Tối thiểu phải có một người được chỉ định làm Trọng tài cho mỗi trận đấu Paintball. Trọng tài sẽ là người khởi động trận đấu, tạm dừng trận đấu để kiểm tra, quyết định các vấn đề phát sinh trong trận đấu, và là người kết thúc trận đấu. Trọng tài là người thổi tín hiệu còi để ra lệnh bắt đầu trận đấu, tạm dừng hay kết thúc trận đấu. Cũng như các trò chơi khác, quyết định đưa ra là của trọng tài, phán quyết của trọng tài là cuối cùng và người chơi buộc phải tuân thủ, không được phản đối quyết định đó.

2. Một người chơi bị loại khỏi trận đấu (out) nếu người đó bị bắn trúng bởi các viên paintball (viên đạn nước sơn). Khi các viên paintball bị vỡ, sẽ làm nước sơn văng lên trên trang phục của người đó. Người chơi sẽ không bị loại khỏi trận đấu nếu bị bắn bởi người bên cạnh hoặc đồng đội của mình. Khi bị loại khỏi trận đấu, người đó phải lập tức hô to “OUT” hoặc “DEADMAN”. Người chơi này sẽ phải giơ cao súng trên đầu, tiếp tục hô to và rời khỏi khu vực chơi bằng con đường ngắn nhất.

3. Người chơi không bị loại khỏi trận đấu nếu người đó bị bắn trúng, nhưng viên paintball không bị vỡ ra. Còn nếu người đó không bị bắn trúng, mà chỉ bị nước sơn văng lên trang phục, thì người đó cũng không bị loại khỏi trận đấu. Nếu người chơi tự hô to “OUT” hoặc “DEADMAN”, vì họ nghĩ rằng họ bị bắn trúng, thì phải rời khỏi khu vực chơi bằng con đường ngắn nhất và nhanh nhất. Ngay cả khi họ phát hiện là không bị bắn trúng, mà đã hô to “OUT” hoặc “DEADMAN” thì cũng phải rời khu vực chơi ngay lập tức

4. Nếu có 2 người chơi hoặc nhiều hơn bắn lẫn nhau cùng một lúc thì trong khi tạm dừng trận đấu, trọng tài sẽ là người quyết định ai được ở lại chơi tiếp, và ai bị loại.

5. Nếu có thắc mắc về một người chơi khác có bị bắn trúng hay không, thì hô to “PAINT CHECK”, và trọng tài sẽ là người có nhiệm vụ kiểm tra. Khi có người chơi hô “PAINT CHECK” thì trận đấu bị tạm dừng theo hiệu lệnh còi của trọng tài, tất cả những người đang chơi phải đứng yên tại vị trí đó cho đến khi trọng tài ra hiệu lệnh còi cho tiếp tục trận đấu. Nếu người chơi rời khỏi vị trí của họ trong lúc trọng tài đang kiểm tra, thì người chơi đó có thể bị loại khỏi trận đấu.

6. Khoảng thời gian diễn ra trận đấu sẽ được quyết định trước khi trận đấu bắt đầu. Hầu hết các trận đấu Paintball thông thường sẽ kéo dài từ 30 đến 60 phút, trung bình là 45 phút. Trọng tài đồng thời cũng là người theo dõi thời gian. Nếu không có ai chiến thắng, những ai muốn tiếp tục thì sẽ tiến hành một trận đấu mới. Giữa các trận đấu sẽ có khoảng thời gian nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ ngơi cho phép người chơi thư giãn, bàn về trận đấu mà họ vừa chơi, bàn bạc chiến thuật cho trận đấu mới, nạp thêm đạn paintball, khí CO2 , chùi sạch hoặc sửa chữa thiết bị gặp trục trặc.

7. Nếu trận đấu là một trò chơi giữ cờ (flag), thì chỉ có một người chơi được phép bảo vệ tại vị trí cờ. Nếu người bảo vệ cờ này bị loại khỏi trận đấu thì phải để lại cờ chỗ người đó bị bắn.

8. Người chơi không được phép di chuyển cùng với các chướng ngạt vật.
9. “Dead Man Walking – DMW” ( đi kế bên người đã bị bắn trúng ). DMW là khi một người chơi, mặc dù không bị bắn trúng, nhưng lại đi sát bên cạnh người đã bị bắn trúng khi người này đang di chuyển ra khỏi khu vực chơi. Điều này giúp cho người chơi đó thuận lợi trong việc đổi vị trí và tiếp cận với đối thủ gần hơn. DMW có được phép áp dụng trong trận đấu hay không, cần phải được xác định trước khi trận đấu bắt đầu, và phải có sự thống nhất giữa các đội.

10. “Dead Man Silent – DMS” (người đã bị bắn trúng phải im lặng). DMS là khi một người chơi bị bắn trúng và di chuyển ra khỏi khu vực chơi. Trong quá trình di chuyển đó, người chơi không được phép nói chuyện với bất cứ người chơi nào khác. Khi bị loại khỏi trận đấu, người chơi phải lập tức di chuyển ra khỏi khu vực chơi và báo cho trọng tài kiểm tra vết nước sơn.

11. Tất cả những viên đạn paintball sử dụng trong trận đấu phải được mua từ trọng tài. Để đảm bảo tính công bằng cho các đội chơi, người chơi không được phép mang những trái paintball từ bên ngoài vào trận đấu. !!!!!

12. Những viên đạn paintball khi đã mua rồi thì không thể trả lại.

13. Mỗi đội chơi phải có một đội trưởng. Trong lúc thảo luận, người đội trưởng sẽ nhận được hướng dẫn về an toàn, luật chơi, cũng như những thông báo từ trọng tài. Sau khi chơi, trọng tài sẽ tính toán số điểm và thông báo cho đội trưởng của hai đội.

14. Sau khi nhận được chỉ dẫn từ trọng tài, đội trưởng lập tức về phổ biến lại cho các thành viên trong đội. Và khi trọng tài thổi còi ra hiệu, trận đấu chính thức được bắt đầu.

15. Phải thiết lập ranh giới của khu vực chơi. Phải đảm bảo rằng tất cả người chơi và trọng tài biết được vị trí của họ. Trong suốt thời gian diễn ra trận đấu, bất cứ người chơi nào vượt ra khỏi ranh giới thì xem như bị loại khỏi trận đấu và phải lập tức rời khỏi khu vực chơi ngay lập tức. Tất cả những khẩu súng bắn paintball nằm ngoài ranh giới sẽ không được tính. Trong suốt thời gian diễn ra trận đấu, người chơi không được phép rời khỏi và quay lại khu vực chơi. Một khi người chơi ra khỏi ranh giới, xem như đã bị loại khỏi trận đấu ( out of the game ). Chỉ có người chơi và trọng tài mới được phép ở trong khu vực chơi trong suốt thời gian chơi. Trận đấu sẽ bị tạm dừng nếu có một người không phận sự vào khu vực chơi. Trận đấu chỉ được tiếp tục khi người đó ra khỏi khu vực chơi. Việc thiết lập ranh giới cho khu vực chơi, còn nhằm tránh thiệt hại, hư hỏng tài sản của người khác, ví dụ: nhà, xe…
16. Một đội chơi sẽ bị xem là không đủ tư cách chơi nếu có bất cứ người chơi nào vào hoặc cố gắng vào khu vực đang chơi mà không có sự ra hiệu.



Đây là một số hình ảnh của trò Paintball



Ngầu chưa







rất hợp với dáng em







2011/11/29

Cách phân biệt sushi và sashimi

Rất nhiều người tưởng nhầm hai món ăn này giống nhau nhưng không phải vậy đâu ná!
Ngày nay, sushi và sashimi không còn là những món ăn quá xa lạ đối với người Việt Nam. Đây là hai món ăn tiêu biểu của nền ẩm thực Nhật Bản với cách chế biến đa dạng, bắt mắt và hương vị độc đáo. Sushi và sashimi giờ đây đã trở thành lựa chọn thường xuyên cho những dịp đặc biệt, hay đơn giản chỉ là những bữa ăn thay đổi khẩu vị của thực khách Việt.
Sushi và sashimi là hai món ăn tiêu biểu cho nền văn hóa ẩm thực Nhật Bản.
 
Nổi tiếng trên khắp thế giới vì mang trong mình sự tinh túy của văn hóa ẩm thực Nhật Bản, hai món ăn nhỏ nhắn cầu kỳ từ hình thức tới hương vị này đôi khi lại bị thực khách lầm tưởng là một. Sushi được biết đến như một món cơm trộn với dấm khi ăn thường kết hợp với cá sống, trứng cá, hay rau củ và thường được cuốn trong lá rong biển. Còn sashimi là món ăn mà thành phần chính là các loại hải sản tươi sống và thường ăn kèm với lá tía tô hoặc củ cải bào.
 
Món sushi đã xuất hiện từ rất lâu với hàng trăm cách thức chế biến cầu kỳ khác nhau.
Là biểu tượng của ẩm thực Nhật, sushi không chỉ là một món ăn đơn thuần mà nó còn chứa đựng cả một phần văn hóa Nhật Bản trong đó. Món sushi đầu tiên xuất hiện cách đây khoảng 1300 năm. Cho đến nay, “họ hàng” của sushi đã lên tới hàng trăm món khác nhau với rất nhiều cách thức chế biến cầu kỳ và phức tạp.
Người Nhật dùng sushi cho bữa ăn chính như người Việt Nam ăn cơm. Hiện nay, sushi không chỉ là một món ăn độc đáo tại Nhật mà còn phổ biến và nổi tiếng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Nếu muốn hiểu hơn về văn hóa và ẩm thực Nhật thì sushi là món bạn không thể bỏ qua.
Temaki là loại sushi được nặn theo hình nón, bên trong là cơm, các loại hải sản và rau.
 
Sự nhầm lẫn giữa sashimi và sushi là điều khó tránh khỏi bởi hai món ăn đều rất đa dạng về hình thức cũng như cách bày trí. Riêng sushi đã có 6 loại sushi cơ bản gồm: Nigirizushi, Chirashizushi, Makimono, Gunkan, Oshizushi, Temaki.
Nigirizushi là loại sushi nắm gồm cơm trộn dấm được đắp lên bằng một một miếng hải sản, phía trên có thể có một chút gừng xay nhuyễn hoặc vài cọng hành xanh thái nhỏ. Còn Chirashizushi là một tô xới đầy cơm với các loại thịt, cá, rong biển... được xếp đầy trên mặt. Makimono là loại sushi cuộn phổ biến nhất: thức ăn sẽ nằm giữa phần cơm, cuộn tròn dài trong một lớp rong biển rồi được cắt thành từng khoanh tròn nhỏ. Còn Gunkan là loại sushi mà phần cơm được bao quanh bởi lá rong biển, thức ăn xếp lên trên mặt, thường là trứng cua, trứng cá tuyết, trứng cá hồi… Oshizushi là sushi được ép trong khuôn gỗ rồi dùng dao cắt thành những miếng nhỏ hơn, thường là 2 lớp cơm kẹp 1 lớp nhân. Cuối cùng là Temaki - sushi được nặn theo hình nón, bên trong là cơm, các loại hải sản và rau.
Sushi ăn ngon nhất khi dùng kèm với nước tương, mù tạt và gừng ngâm chua.
Có nhiều loại như vậy nhưng lại chỉ có chung một cách ăn sushi ngon nhất. Đó là dùng sushi kèm với nước tương, mù tạt và gừng ngâm chua. Gừng có tác dụng rửa sạch vị giác của bạn sau mỗi món sushi, nhờ thế bạn có thể thưởng thức nhiều loại sushi khác nhau.
Chỉ riêng những kiến thức về các loại sushi, cách làm và cách thưởng thức sushi cũng đủ làm nên một môn nghệ thuật - nghệ thuật của sự phối hợp màu sắc và hương vị. Đối với sushi, việc bạn thưởng thức một món ăn không chỉ là thưởng thức hương vị của nó mà còn là “chiêm ngưỡng” bức tranh nghệ thuật kỳ công do các nghệ nhân bày ra trước mắt bạn.
Sushi được coi là nghệ thuật của sự kết hợp giữa màu sắc và hương vị.
Nếu sushi thường được sử dụng như là một món ăn chính, thì sashimi được coi là món ăn khai vị để đánh thức các giác quan của thực khách. Sashimi không thua kém “người bạn đồng hương của mình” về bất cứ điểm nào từ hương vị, màu sắc tới cách chế biến đa dạng. Sashimi là những miếng hải sản tươi sống thường được cắt thành từng lát mỏng có chiều rộng khoảng 2,5cm, chiều dài 4cm và dày chừng 0,5cm. Kích cỡ của sashimi có thể khác nhau tùy vào loại nguyên liệu và cách cắt của người đầu bếp. Sashimi được ăn cùng với các loại nước chấm như xì dầu, tương, các loại gia vị như mù tạt, gừng, lá tía tô và củ cải trắng thái chỉ.
Sashimi là món ăn mà thành phần chính là những miếng hải sản tươi sống cắt lát.

Có một số loại hải sản mà chúng ta thường thấy phổ biến nhất trong món sashimi đó là: cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá saba, cá nóc, mực, bạch tuộc và tôm biển. Theo truyền thống, người Nhật cho rằng sashimi phải được ăn trước để tránh các món có mùi nặng làm ảnh hưởng đến hương vị của nó. Bởi vậy sashimi thường là món ăn đầu tiên. Tuy nhiên, sashimi cũng có thể trở thành món chính, được ăn cùng với cơm và một chén súp Miso.
 
Sashimi thường là món đầu tiên trong bữa ăn của người Nhật.

Xét trên khía cạnh văn hóa ẩm thực, nếu sushi được xem như một loại hình nghệ thuật về bày biện các món ăn thì sashimi lại được xem là nét tinh tế trong văn hóa Nhật. Cảm giác tinh tế có thể đến từ cá, tôm, cá ngừ đến cá mực, bạch tuộc… Mỗi loại lại mang một vị ngọt hoặc cảm giác mềm, dai, giòn, béo riêng.
 
Sashimi là món ăn đề cao sự tinh tế.
Khi thưởng thức sashimi, cảm giác đầu tiên là vị cay xộc đánh thức các giác quan. Sau đó là vị mặn vừa của nước tương hảo hạng và vị ngọt tươi ngon, béo mà thanh của cá sống. Tất cả cùng hòa trộn với nhau và tan dần trong miệng thực khách.
Sushi và sashimi - hai món ăn không thể bỏ qua khi tìm hiểu văn hóa ấm thực Nhật Bản.
Qua bài viết này, chắc hẳn từ nay các bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc phân biệt sushi và sashimi rồi đúng không? Ăn ngon là quan trọng nhưng việc nắm bắt các thông tin chính xác về món ăn mà mình thưởng thức cũng vô cùng cần thiết đấy! Chúc các bạn sẽ thưởng thức sushi và sashimi ngon miệng và không bao giờ lo bị nhầm nữa nhé!

(PLXH)

2011/11/25

10 đặc sản tiến vua nổi tiếng của người Việt

Để được đưa vào cung tiến vua, món ăn phải có giá trị dinh dưỡng cao và hương vị tuyệt vời hiếm thấy. Có thể nói, những món đặc sản tiến vua này là "vua" của các loại đặc sản.

Nền ẩm thực phong phú của Việt Nam từ thời xa xưa đã sản sinh ra hàng trăm, hàng nghìn món ăn đặc sắc. Một phần nhỏ trong số những món ăn đó hưởng vị trí trang trọng đặc biệt khi được đưa vào cung đình để cung tiến các bậc vua chúa. Để được tuyển chọn, đó phải là những món ăn có giá trị dinh dưỡng cao và hương vị tuyệt vời hiếm thấy. Có thể nói, những món đặc sản tiến vua này là "vua" của các loại đặc sản. 
Dưới đây là một số đặc sản tiến vua nổi tiếng ở Việt Nam:
1. Bánh Phu Thê
Là nơi phát tích của vương triều nhà Lý, Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) thường được gọi là đất vua. Đây cũng vùng đất của một đặc sản nổi tiếng, đã được đưa vào tận kinh đô Huế để tiến vua, đó là bánh phu thê.
Hương vị của bánh ngọt ngào như duyện vợ chồng. Ảnh: Bếp gia đình.  
Đúng như tên gọi của mình (phu thê nghĩa là vợ chồng), món bánh này không lẻ chiếc mà đi theo cặp. Phía sau những lớp là chuối, chiếc bánh hiện ra với lớp vỏ làm bằng bột nếp óng ánh màu vàng tươi. Nhân bánh là đỗ xanh giã nhuyễn, nhào đường, có thể cho thêm dừa.
2. Sâm cầm
Sâm cầm hồ Tây là món ăn nổi tiếng, đã đi vào câu ca dao “Dưa La, húng Láng, ngổ Đầm/Cá rô Đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây" của đất Thăng Long.
Sâm Cầm
Quan niệm dân gian cho rằng loài chim này di trú từ phương Bắc về phương Nam, chúng đào ăn nhân sâm trên đỉnh các núi cao ở Trung Quốc, Hàn Quốc nên được gọi là sâm cầm. Đó là lý do thịt Sâm cầm được cho là một món ăn đại bổ. Đây cũng là một món ăn khoái khẩu của vua Tự Đức.
Tương truyền, làng Nghi Tàm bên hồ Tây được lệnh mỗi năm phải tiến vua 40-50 con chim Sâm cầm, nếu thiếu sẽ bị phạt nặng.
3. Cá Anh Vũ
Nếu Sâm cầm là niềm tự hào của hồ Tây thì cá Anh vũ là thương hiệu bất hủ của ngã ba sông Bạch Hạc (Việt Trì, Phú Thọ). Với những thớ thịt trắng, quánh và đặc biệt là khối sụn môi giòn sần sật, cá anh vũ được người sành ẩm thực cho là ngon hơn bất kỳ loài cá nào của sông nước. Vì vậy, từ xa xưa, cá anh vũ đã được dùng làm thức tiến ăn tiến vua, được các bộ chính sử ghi lại.

Cá Anh Vũ
Cũng giống như sâm cầm hồ Tây, ngày nay cá Anh vũ đã gần như biến mất tại nơi vùng nước gắn với danh tiếng của mình. Ảnh: Hanoifishing.
4. Chè long nhãn
Chè Long Nhãn
Sau mỗi bữa ăn đầy sơn hào hải vị, vua chúa ngày xưa tráng miệng bằng gì? Một trong những câu trả lời là chè long nhãn hạt sen phố Hiến (Hưng Yên). Nguyên liệu chính của món chè tiến vua này là những quả nhãn lồng phố Hiến, loại nhãn có hương vị thơm quý phái, cùi dầy, ăn giòn, ngọt hơn bất cứ các loại nhãn nào khác.
5. Gà Đông Tảo
Bên cạnh nhãn lồng, đất Hưng Yên còn có một đặc sản tiến vua đặc sắc khác là gà Đông Tảo.
Gà Đông Tảo có thể được nấu thành nhiều món, nhưng độc đáo nhất là món “vảy rồng hầm thuốc bắc” làm từ đôi chân to quá khổ của chúng. Ảnh: 5 giây.
Là giống gà quý chỉ có ở huyện Khoái Châu, gà Đông Tảo còn được gọi là gà chân voi đôi chân to sần sùi như chân voi, thân hình chắc nịch. Giống gà này rất khó nuôi, đòi hỏi phải kỳ công chăm sóc và gà càng già càng quý, thịt ăn thường có mùi vị thơm ngon đặc trưng không lẫn với bất kỳ loại gà nào.
6. Chuối ngự Nam Định
Vẫn còn được trồng chọ đến ngày nay, chuối Ngự cho quả rất nhỏ, khi chín có màu vàng ướm như tơ tằm, mùi thơm ngát, vị ngọt thanh tao đầy quyến rũ... Ảnh: Yume.
Chuối Ngự Nam Định
Tương truyền, vào thời Trần, từ phủ Thiên Trường đến ngoài thành Nam Định, nhiều vùng là quê hương, thái ấp của vua quan nhà Trần. Cảm kích trước tài năng và đức độ của các bậc trị nước, dân thành Nam đã trồng một sản vật quý để dâng vua, đó chính là chuối ngự. 
7. Cốm làng Vòng
Cốm Làng Vòng
Cốm làng Vòng, sản vật đặc trưng của đất Thăng Long đã nổi tiếng từ cách đây 1.000 năm, khi được đưa vào cung tiến vua các triều Lý.
Ngày nay, cứ mỗi mùa thu món ăn chơi làm từ lúa non này lại theo các gánh hàng rong ruổi khắp các phố phường Hà Nội. Cốm Vòng thường được mua về ăn với chuối chín hoặc nấu chè cốm. Đây cũng là nguyên liệu chính của bánh cốm Hàng Than, một món ăn cũng rất đậm chất Hà Nội.
8. Mắm tép Hà Yên
Mắm tép Hà Yên (huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) là một đặc sản quý và độc đáo ở vùng chiêm trũng xứ Thanh, thời xưa thường được dùng để tiến vua.
Để làm loại mắm này, các chức sắc địa  phải cử người đến tận khe Gia Giã, làng Cổ Đam (vùng Bỉm Sơn bây giờ) để đánh riêng một loại tép quý, là tép riu nhỏ, có mầu trong xanh. Khi nấu nước mắm cũng phải chọn người nấu giỏi nhất vùng. Khi hoàn thành mắm có ánh vàng, sóng sánh như mật ong,
9. Rau muống Linh Chiểu
Trắng nõn và mềm giòn như giá đỗ, hương vị hài hòa, rau muống Linh Chiểu (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) thời xưa rất được các bậc vua chúa ưa thích. Bởi vậy, giống rau này còn có tên gọi khác là rau muống tiến vua. 
Để bảo đảm chất lượng, việc chăm sóc rau rất kỳ công và vất vả, đất trồng rau phải nằm sát sông, được hưởng mạch nước sủi trong vắt và phù sa sông Hồng bồi đắp. Do việc chăm sóc phức tạp, hiệu quả kinh tế không cao, ngày nay giống rau đặc sản này đang dần bị mai một.
10. Yến sào
Được làm từ nước dãi của những con chim yến, yến sào (tổ chim yến) là một đặc sản có hương vị rất hấp dẫn và giá trị dinh dưỡng cao. 
Từ thời xưa, yến sào đã được khai thác tại các đảo Yến ở ngoài khơi tỉnh Khánh Hòa để cung tiến các vua chúa.
Ngày nay, cơ hội thưởng thức sản vật này vẫn nằm ngoài khả năng của đa số người dân Việt Nam bởi giá thành của chúng rất cao, từ 50-60 triệu đồng/kg. Phần lớn yến sào khai thác được xuất khẩu để thu ngoại tệ.
(Dat viet)

Độc đáo bánh bao mít miền Nam

Xưa nay, mít vẫn được coi là thứ quả ăn rất ngon, ngọt và thơm lừng. Mít có thể dùng để chế biến nhiều món ăn ngon, hấp dẫn như bánh ít mít, xơ mít xào, xơ mít kho cá nục, gỏi mít, cùi mít muối sả ớt, rượu mít, mứt mít… trong đó có món bánh bao mít.

Bánh bao mít (hay còn gọi là món mít hấp) là bánh bao làm bằng múi mít thường chỉ có ở những vùng quê miền Nam và được xem là món ăn dân dã, cây nhà lá vườn. Bánh bao mít không giống như những loại bánh bao làm bằng bột mì mà ta thường thấy ở phố, có thể coi nó là món ăn đặc sản và làm công phu.

Làm bánh bao mít nên dùng mít ướt (mít mật) vì mít ướt có cùi mỏng hơn, chứa được nhiều nhân và khi hấp sẽ mọng, nhanh chín và bóng hơn mít dai. Lựa lấy một trái mít chín tới, có múi to, lấy dao cắt cho khéo dưới chỗ có hột của mỗi mút mít để lấy hột ra, giữ múi mít không bị rách.
Nhân bánh bao mít có thể làm bằng thịt, cá (nhân mặn) hoặc làm từ hột mít trộn với đậu xanh (nhân chay). Nếu làm nhân mặn thì dùng thịt cá quết nhuyễn với một ít thịt heo, nước mắm ngon, hành củ, tiêu bột, bột ngọt. Khi nhân đã chuẩn bị hoàn tất, vo nhân từng miếng nhỏ cho vào trong các múi mít. Khi nhân đã đầy ruột mít, ta dùng dây gài kín chỗ nhồi nhân.

Để làm bánh mít chay thì lấy hột mít đem luộc chín, giã nát và trộn với đậu xanh đã được đãi vỏ nấu chín tán nhừ. Dừa nạo vắt nước cốt thắng với đường cho sền sệt, nêm chút muối, rồi đem trộn với hỗn hợp đậu xanh hột mít tán nhừ.

Khi hỗn hợp nguội hẳn, vo thành viên làm nhân, cho vào mỗi mút mít. Xong, đem hấp độ nửa giờ khi nhân mít chín và có mùi thơm lừng thì tắt bếp và lấy mít rồi sắp ra đĩa, chấm với tương.

Bánh bao mít nhân cá, thịt heo vừa béo, bùi, dai, cay... đủ mùi vị phối hợp lại thêm mùi vị ngọt thơm rất riêng của mít. Bánh bao mít chay thì thơm mùi thơm của đậu xanh, nước cốt dừa kết hợp với vị bùi và béo của hột mít, vị ngọt của đường thật hấp dẫn. Nếu ai đã từng một lần thưởng thức sẽ không thể nào quên được hương vị độc đáo của món ăn dân dã này.

(Laodong)

Những mẫu túi xách độc đáo